1
Bạn cần Chợ Du Lịch hỗ trợ gì?

 

Kinh nghiệm du lịch đền Đại An Yên Bái từ A đến Z

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

Kinh nghiệm du lịch đền Đại An Yên Bái từ A đến Z

Kinh nghiệm du lịch đền Đại An Yên Bái từ A đến Z cung cấp những kiến thức hữu ích, chỉ dẫn đường đi chi tiết cho du khách

Đền Đại An ở đâu?

Đền Đại An là một trong những ngôi đền cổ nằm dọc theo tuyến thượng lưu Sông Hồng, còn nguyên giá trị về văn hoá lịch sử và là điểm đến của du khách thập phương trong hành trình du lịch văn hoá tâm linh trên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

Đền Đại An nằm ngay gần điểm soát vé IC 14. Đền cách trung tâm thị trấn Mậu A khoảng 1 km, qua cầu Mậu A bắc qua Sông Hồng đi khoảng 200 mét theo tuyến đường An Thịnh - Mỏ Vàng là đến di tích Đền Đại An. Đền Đại An được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh ngày 28/10/2013.

Đền Đại An ở đâu?

Khởi thuỷ đền Đại An là ngôi đình cổ của người Tày Khao có tên là Đình Bục thuộc thôn Bục, xã Đại Bộc, tổng Yên Phú, huyện Trấn Yên (nay là xã An Thịnh, huyện Văn Yên). Đình Bục được dựng lên vào khoảng đầu thế kỷ 19 thờ tam vị Sơn Thần là Sơn Tinh, Cao Sơn và Quý Minh Đại Vương.

Theo tín ngưỡng thờ phụng của nhân dân vùng núi phía bắc, tam vị Sơn Thần là hậu duệ của Lạc Long Quân và Âu Cơ tức em của Hùng Vương. Với sự ngưỡng mộ và niềm khát vọng làm chủ thiên nhiên, khai phá các vùng đất và dựng nước, nhân dân nơi đây lập đình thờ phụng.

Đầu năm 1940 khi các cư dân miền xuôi di cư đến khai phá và sinh sống, xuất hiện sự giao thoa giữa cư dân bản địa và cư dân vùng khác, đình Bục đã rước chân nhang từ đền Đông Cuông về thờ tự. Để phù hợp với việc thờ tự, đình Bục dần dần chuyển sang thành đền, sau lấy tên là đền Đại An.

Như vậy Đền Đại An chính là thờ vọng Mẫu Thượng Ngàn. “Vọng” có nghĩa là “Nhìn, hướng lòng về, tin tưởng, trông chờ”. Do đường xá xa xôi cách trở, đi lại khó khăn, người dân nơi đây lập bàn thờ vọng Mẫu Thượng Ngàn thể hiện lòng biết ơn đến các vị Thánh có công khai phá lập bản, lập làng, có công với đất nước.

Đền Đại An ở đâu?

Cứ mỗi độ tháng Bảy, mùa Vu Lan báo hiếu, mùa báo ân đối với hai đấng sanh thành lại về. Người Phật tử lại có dịp thao thức về niềm hiếu hạnh mà nếp sống Đông Phương đã gắn liền với đạo Phật.

Đền Đại An trong những năm gần đây đã được tu sửa và xây dựng khang trang, nhưng vẫn giữ cho mình nét đặc trưng của một ngôi đền cổ với lối kiến trúc xưa cùng những hiện vật cổ được trưng bày nơi đây. Tại đây cũng đã diễn ra những ngày lễ báo hiếu, đại lễ Vu Lan, đại lễ phật đản cũng được tổ chức long trọng và gây được tiếng vang lớn.

Xem thêm: Tour Tạ Lễ đền Đông Cuông 2 ngày 1 đêm

Cách di chuyển đến đền Đại An

Mặc dù nổi bật và được hàng triệu du khách yêu thích nhưng cách di chuyển đến đền Đại An thế nào vẫn là câu hỏi mà nhiều người bày tỏ sự quan tâm.

Vị trí cụ thể của ngôi đền là cạnh Mậu A, cách Yên Bái 40km. Cách di chuyển đến đền Đại An nhanh và an toàn cho các du khách là đi bằng đường bộ từ hướng Yên Bái vào thị trấn Mậu An. Sau đó, từ thị trấn này di chuyển đến thôn An Thịnh.

Bạn có thể di chuyển đến đền theo nhiều cách khác nhau

Tới đây, bạn chỉ cần nhờ người dân xung quanh chỉ lối nhỏ đến đền nhé! Ngoài ra, các du khách di chuyển đến đền Đại An theo hướng Lào Cai đến ga Mậu An. Sau đó từ Mậu An di chuyển trực tiếp đến An Thịnh và đi thẳng lên đền Đại An.

Đối với những bạn trẻ thích phượt bằng xe máy gọn nhẹ thì hãy đi theo đường cao tốc Nội Bái – Lào Cai. Sau đó, di chuyển đến núi IC rồi đi thêm 200m để lên thẳng đền. Bạn có thể gửi xe ở ngay cổng vào đền hoặc để nhờ nhà người dân nơi đây.

Ngoài ra, chúng tôi cần lưu ý với bạn rằng, đây là địa điểm tâm linh vì thế hãy luôn giữ tâm hồn sạch sẽ khi đến đền nhé! Dọc tuyến lên thẳng sân vườn của đền, hãy đi nhẹ nói khẽ và check in một cách lịch sự nhất. Hạn chế xảy ra tranh chấp, cãi cọ hay thực hiện các hành vi vô lễ với các vị thần nhé!

Phong tục Lễ hội

Đền Đại An trong những năm gần đây đã được tu sửa và xây dựng khang trang, nhưng vẫn giữ cho mình nét đặc trưng của một ngôi đền cổ với lối kiến trúc xưa cùng những hiện vật cổ được trưng bày nơi đây. Hàng năm cứ vào ngày 6 tháng Giêng, xã An Thịnh, huyện Văn Yên lại tổ chức lễ hội đền Đại An, ngày lễ báo hiếu, đại lễ Vu Lan, đại lễ Phật đản cũng được tổ chức long trọng và gây được tiếng vang lớn.

Cách di chuyển đến đền Đại An

Đền Đại An tổ chức chính lễ bắt đầu từ thời khắc sang canh với nghi lễ tế Thần theo phong tục truyền thống. Tiếp đó là đại lễ cầu may, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, quốc thái dân an. Nhân dân trong vùng và nhiều du khách thập phương đã về đền Đại An vào ngày đầu xuân mới, trong hành trình tâm linh cầu tài, cầu lộc và hòa mình trong những lễ hội dân gian đầy màu sắc.

Lễ hội đền Đại An được tổ chức trong không khí thiêng liêng, trang trọng, đúng nghi thức, tiết kiệm, đảm bảo an toàn, vui tươi, lành mạnh, kết hợp hài hòa giữa văn hóa truyền thống với hiện đại, duy trì các nghi lễ đã được phục hồi, nhằm tôn vinh bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội.

Đây cũng là dịp để những người con quê hương hướng về nguồn cội, tri ân công đức các bậc tiền nhân; là điểm đến của khách thập phương trong hành trình du lịch tâm linh về chiêm bái, cầu lộc, cầu tài. Hoạt động này còn mang ý nghĩa giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa sâu sắc, giúp các thế hệ xã An Thịnh nói riêng và huyện Văn Yên nói chung hôm nay và mai sau tự hào về quê hương đất nước và luôn biết hướng về cội nguồn dân tộc. Năm 2013, đền Đại An đã được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

Chợ Du Lịch cung cấp tour du lịch đền Đại An giá tốt

Chợ Du Lịch cung cấp tour du lịch đền Đại An giá tốt

Hiện tại Chợ Du Lịch có nhiều tour du lịch Yên Bái giá hợp lý. Quý khách hàng có nhu cầu tham khảo vui lòng liên hệ:

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Hotline/Zalo: 0964.346.255 hoặc 0988.999.525

Tại Hà Nội: Phòng 2817, Chung cư số 349 Vũ Tông Phan, Thanh Xuân , Hà Nội (vui lòng liên hệ trước khi đến).